Posted by : admin
Thứ Năm, 16 tháng 6, 2016
Múa lân được biết đến là loại hình nghệ thuật đặc trưng nhất của Châu Á và ngày càng được ưa chuộng. Hình ảnh Lân, sư, rồng tượng trưng cho may mắn, hạnh phúc và thịnh vượng.
Chúng ta thường bắt gặp hình ảnh múa lân – sư – rồng vào mỗi dịp tết đến, xuân về, tết trung thu. Ngày nay, hoạt động múa lân trở nên phổ biến hơn, nó xuất hiện trong các đám cưới, lễ khai trương, khai giảng năm học… với ý nghĩa đem lại may mắn, thành công và thịnh vượng.
Hoạt động múa lân đã trở nên phổ biến và ngày càng được ưa chuộng, với ý nghĩa mang lại sự may mắn, bình an và phát tài cho gia chủ. Tuy nhiên, khi múa lân cũng có những kiêng kỵ mà không phải ai cũng biết.
Trong giai đoạn sơ khai của các đoàn lân người Hoa ở Sài Gòn mỗi đoàn lân đều chỉ có duy nhất một con lân để đi biểu diễn vào các dịp lễ tết. Lúc bấy giờ, yêu cầu múa lân rất chặc chẻ, bài bản và đặc biệt mỗi bài múa lân diễn trong thời gian rất dài. Một bài múa lân được xem là tiêu chuẩn sẽ múa khoảng 1 giờ, có bài đặc biệt múa hơn 1 giờ thậm chí lâu hơn nữa.
Hơn nữa, đầu lân khi xưa không nhỏ gọn và nhẹ như hiện tại, đầu lân xưa rất to, nặng và hết sức cồng kềnh. Do đó yêu cầu người múa phải có sức khỏe phi thường, cộng thêm thời gian múa dài cũng như đòi hỏi người múa phải đúng bài bảng cũng như mã bộ vững chắc cho nên đa phần người múa lân phải từ cấp huấn luyện viên trở lên mới có khả năng đảm nhiệm được. Có nhiều trường hợp quan trọng, thậm chí là sẽ do sư phụ đứng đầu đoàn lân đó đích thân biểu diễn.
Có 5 điều cấm kỵ khi 2 đoàn lân đi vào thế đối đầu nhau, bao gồm:
1. Khi 2 con lân đối diện nhau không được đưa chân lên vuốt sừng. Hành động đó thể hiện sự vô lễ, muốn thị oai và khiêu chiến.
2. Không được đưa chân lên vuốt râu. Hành động vuốt râu tỏ vẻ trịch thượng, bề trên và kiêu ngạo, xem đối phương thấp hơn mình 1 bậc.
3. Không được có động tác rửa răng (đưa đầu lân ra phía trước và cuối xuống chân cào qua cào lại). Hành động giống như chuẩn bị mài răng cho sắc bén để cắn và ăn thịt đối thủ.
4. Không được mở to 1 bên mắt con lân nhưng 1 bên thì nhấp nháy liên tục thể hiện thái độ cực kỳ khinh thường và xem nhẹ đối phương. Một khi có hành động như vậy thì cơ hội đánh nhau sẽ rất cao.
5. Không được quay lại tự liếm hoặc cắn đuôi, mang ý nghĩa vô cùng sĩ nhục và khinh bỉ đối phương. Sau khi hành động này diễn ra chắc chắn sẽ có một trận đánh nhau quyết liệt.
Thêm một quy luật tuy không nói ra nhưng tất cả những ai muốn thành lập đoàn lân đều phải làm theo, đó là đoàn lân mới thành lập nhất quyết không được có lân trắng hoặc râu bạc. Nếu muốn có lân trắng, đoàn lân phải hoạt động ít nhất liên tục trong 5 năm mới có quyền lên râu bạc. Đến lúc đó, đoàn lân mới được xem là đoàn lân cũ, lão làng bằng không chỉ được xem là lân mới, lân trẻ mà thôi. Lân mới khi gặp lân cũ phải lại 3 lại chào lân cũ trước, sau đó lân cũ cũng sẽ lại 3 lại đáp lễ lại. Đó cũng là một trong những luật ngầm trong giới võ lâm xưa mà hiện tại đã mai một thậm chí là biến mất.
Chúng ta thường bắt gặp hình ảnh múa lân – sư – rồng vào mỗi dịp tết đến, xuân về, tết trung thu. Ngày nay, hoạt động múa lân trở nên phổ biến hơn, nó xuất hiện trong các đám cưới, lễ khai trương, khai giảng năm học… với ý nghĩa đem lại may mắn, thành công và thịnh vượng.
Hoạt động múa lân đã trở nên phổ biến và ngày càng được ưa chuộng, với ý nghĩa mang lại sự may mắn, bình an và phát tài cho gia chủ. Tuy nhiên, khi múa lân cũng có những kiêng kỵ mà không phải ai cũng biết.
Trong giai đoạn sơ khai của các đoàn lân người Hoa ở Sài Gòn mỗi đoàn lân đều chỉ có duy nhất một con lân để đi biểu diễn vào các dịp lễ tết. Lúc bấy giờ, yêu cầu múa lân rất chặc chẻ, bài bản và đặc biệt mỗi bài múa lân diễn trong thời gian rất dài. Một bài múa lân được xem là tiêu chuẩn sẽ múa khoảng 1 giờ, có bài đặc biệt múa hơn 1 giờ thậm chí lâu hơn nữa.
Hơn nữa, đầu lân khi xưa không nhỏ gọn và nhẹ như hiện tại, đầu lân xưa rất to, nặng và hết sức cồng kềnh. Do đó yêu cầu người múa phải có sức khỏe phi thường, cộng thêm thời gian múa dài cũng như đòi hỏi người múa phải đúng bài bảng cũng như mã bộ vững chắc cho nên đa phần người múa lân phải từ cấp huấn luyện viên trở lên mới có khả năng đảm nhiệm được. Có nhiều trường hợp quan trọng, thậm chí là sẽ do sư phụ đứng đầu đoàn lân đó đích thân biểu diễn.
Có 5 điều cấm kỵ khi 2 đoàn lân đi vào thế đối đầu nhau, bao gồm:
1. Khi 2 con lân đối diện nhau không được đưa chân lên vuốt sừng. Hành động đó thể hiện sự vô lễ, muốn thị oai và khiêu chiến.
2. Không được đưa chân lên vuốt râu. Hành động vuốt râu tỏ vẻ trịch thượng, bề trên và kiêu ngạo, xem đối phương thấp hơn mình 1 bậc.
3. Không được có động tác rửa răng (đưa đầu lân ra phía trước và cuối xuống chân cào qua cào lại). Hành động giống như chuẩn bị mài răng cho sắc bén để cắn và ăn thịt đối thủ.
4. Không được mở to 1 bên mắt con lân nhưng 1 bên thì nhấp nháy liên tục thể hiện thái độ cực kỳ khinh thường và xem nhẹ đối phương. Một khi có hành động như vậy thì cơ hội đánh nhau sẽ rất cao.
5. Không được quay lại tự liếm hoặc cắn đuôi, mang ý nghĩa vô cùng sĩ nhục và khinh bỉ đối phương. Sau khi hành động này diễn ra chắc chắn sẽ có một trận đánh nhau quyết liệt.
Thêm một quy luật tuy không nói ra nhưng tất cả những ai muốn thành lập đoàn lân đều phải làm theo, đó là đoàn lân mới thành lập nhất quyết không được có lân trắng hoặc râu bạc. Nếu muốn có lân trắng, đoàn lân phải hoạt động ít nhất liên tục trong 5 năm mới có quyền lên râu bạc. Đến lúc đó, đoàn lân mới được xem là đoàn lân cũ, lão làng bằng không chỉ được xem là lân mới, lân trẻ mà thôi. Lân mới khi gặp lân cũ phải lại 3 lại chào lân cũ trước, sau đó lân cũ cũng sẽ lại 3 lại đáp lễ lại. Đó cũng là một trong những luật ngầm trong giới võ lâm xưa mà hiện tại đã mai một thậm chí là biến mất.
Lân sư rồng Gia Minh Đường chuyên tổ chức sự kiện, cung cấp các dịch vụ múa lân, múa rồng, thuê múa lân, thuê múa rồng, cho thuê trống hội, biểu diễn trống hội, thuê múa lân khai trương, cho thuê MC PG PB ...
thuemualanrong,com